Lúa gạo, mặt hàng nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam và được trồng trên hơn một nửa diện tích đất nông nghiệp, chiếm 48% lượng phát thải khí nhà kính của ngành nông nghiệp và hơn 75% lượng khí thải mê-tan.
Đây là những thông tin từ báo cáo “Hướng tới Chuyển đổi Nông nghiệp Xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp” của Worldbank.
Ở mức độ toàn ngành nông nghiệp, khí thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm 25- 30% tổng lượng khí thải và một nửa trong số đó đến từ các hoạt động sản xuất lúa gạo.
Worlbank ước tính, việc cải thiện quản lý nước và tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón và thuốc trừ sâu có thể giúp người nông dân quy trì hoặc tăng sản lượng từ 5 đến 10% đồng thời giảm chi phí đầu vào từ 20 đến 30%, từ đó tăng lợi nhuận ròng ở mức khoảng 25%. Quan trọng hơn, những kỹ thuật cải tiến này cũng sẽ giúp cắt giảm phát thải khí nhà kính tới 30%.
Tuy nhiên, nỗ lực giảm phát thải từ sản xuất lúa đang gặp nhiều trở ngại như: các địa phương vẫn tập trung chủ yếu vào mục tiêu kinh tế, an ninh lương thực, chưa chú trọng giảm phát thải; thiếu cơ chế thúc đẩy, động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp; chi phí cho sản xuất lúa theo quy trình canh tác carbon thấp vẫn còn cao; thất thoát sau thu hoạch còn cao (trên 10%)…
T.Quỳnh